Publicador de continguts

null Hội Nông dân huyện Tân Hồng phối hợp tổ chức Tập huấn nhân rộng Mô hình “Nông dân Đồng Tháp tái sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất”

Trang chủ Hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân

Hội Nông dân huyện Tân Hồng phối hợp tổ chức Tập huấn nhân rộng Mô hình “Nông dân Đồng Tháp tái sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất”

Là một trong bốn huyện được chọn làm điểm nhân rộng Mô hình “Nông dân Đồng Tháp tái sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất”.

Sáng ngày 27 tháng 06 năm 2024, tại Trung tâm Học tập Cộng đồng xã Tân Phước, huyện Tân Hồng. Hội Nông dân Tỉnh phối hợp cùng Hội Nông dân Huyện và Hội Nông dân xã Tân Phước tổ chức buổi tập huấn mô hình Nông dân Đồng Tháp tái sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện Tân Hồng năm 2024.

Quang cảnh buổi hội nghị tập huấn

Đến dự buổi tập huấn có đồng chí Lý Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp; đồng chí Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội Hội Nông dân Tỉnh; đồng chí Đinh Văn Đậm - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Hồng; Chuyên gia Hoàng Sơn Công - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành hàng bán lẻ Việt Nam; Đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương và 125 đại biểu là cán bộ Hội Nông dân, lãnh đạo các điểm trường học, Hội quán, Hợp tác xã, hội viên nông dân nòng cốt tại xã điểm và các xã, thị trấn trong huyện cùng tham dự.

Đồng chí Lý Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân Tỉnh phát biểu khai mạc buổi tập huấn

Phát biểu khai mạc tại buổi tập huấn, đồng chí Lý Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân Tỉnh nhấn mạnh tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc thực hiện Mô hình và mong muốn qua buổi tập huấn này, tất cả cán bộ, hội viên nông dân, lãnh đạo các điểm trường học, Hội quán, Hợp tác xã, đặt biệt là những hội viên nông dân nòng cốt tham gia Mô hình quan tâm tiếp thu nghiêm túc những chia sẻ của Chuyên gia Hoàng Sơn Công; thực hiện việc ghi chép, tham gia thực hành tại chỗ và lưu giữ, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn được cấp phát để áp dụng thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu kế hoạch Mô hình đã đề ra.

Ông Hoàng Sơn Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành hàng bán lẻ Việt Nam hướng dẫn thực hành thực tế giải pháp IMO

Được biết Chế phẩm IMO là tên viết tắt của Indigenous Microorganism (Vi sinh vật bản địa) là loại chế phẩm được tạo ra bằng cách tận dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại địa phương, qua phương pháp tạo men vi sinh để xử lý rác thải sinh hoạt, rơm, rạ, lục bình, phụ phẩm nông nghiệp… tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học có tác dụng phòng trừ sâu bệnh, làm phân bón cho cây trồng, thức ăn chăn nuôi, xử lý mùi chuồng trại, bãi rác, nhà vệ sinh... Mô hình áp dụng rộng rãi trong huyện sẽ giúp cho nông dân giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương, góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn theo chủ trương của Tỉnh./.

TX - Hội Nông dân huyện Tân Hồng